Quan trọng hơn, sử dụng đúng đèn cos, đèn far hợp lý còn thể hiện ý thức tham gia giao thông đúng đắn cả mỗi người và sự tôn trọng với người khác.
Sử dụng đèn far-cos thể nào để không gây khó chịu cho người di trước mắt và không vi phạm luật giao thông đường bộ là điều quan trọng, nhưng rất nhiều người lái xe chưa hiểu biết đúng đắn về nó.
Đối với các loại xe khi tham gia giao thông đều được trang bị hệ thống đèn gồm đèn cos (đèn chiếu gần) và đèn far (đèn chiếu xa). Trong đó, đèn cos có góc chiếu thấp giúp người lái xe quan sát được tình trạng mặt đường và các vật cản phía trước trong phạm vi gần, thường được khuyến cáo sử dụng khi lái xe di chuyển trong khi đô thị hoặc ở tốc độ chậm. Khi ra đường cao tốc hoặc muốn quan sát các biển báo thì đèn far của xe sẽ giúp người lái xe quan sát tốt hơn bởi cường độ ánh sáng mạnh hơn và tầm nhìn cao hơn.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà các lái xe làm dụng đèn far chiếu xa bởi đèn far với góc chiếu cao và cường độ mạnh sẽ làm cản trở tầm nhìn và gây khó chịu những lái xe đi ngược chiều hoặc ngay cả những lái xe đi cùng chiều ở phía trước. Trong một vài tình huống, đèn far có thể là nguyên nhân gây tai nạn bởi lái xe đối diện không thể quan sát tình hình giao thông để phản xạ kịp thời.
Đoạn video dưới đây ghi lại tầm nhìn bị hạn chế như thế nào khi lái xe phía trước sử dụng đèn far. (video: Nghia Phan)
Ở Việt Nam, nhìn chung rất nhiều lái xe không thể phân biệt được đâu là chế độ đèn cos và đâu là chế độ đèn far. Do đó khi tham gia giao thông tại Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy cảnh trời chiều nhập nhoạng và các lái xe lên đèn far khi tham gia lưu thông trong phố. Điều này gây rất nhiều khó chịu cho những lái xe đi đối diện. Chính vì thế, trong thời gian gần đây, cư dân mạng lại dậy sóng bởi thái độ vô ý thức của những lái xe đi trên đường mà bật đèn far.
Những bức xúc của cư dân mạng khi nhiều người tham gia giao thông bật đèn far chiếu thẳng những người đi trước mặt.
Chắc chắn, nhiều lái xe không ngờ rằng với lỗi: "sử dụng đèn chiếu xa (đèn far) khi tránh xe đi ngược chiều" có thể bị lực lượng chức năng phạt tới 600.000 - 800.000VNĐ đối với xe ôtô theo điểm g khoản 3 điều 5 nghị định 171/2013/NĐ-CP. Và xử phạt 60.000-80.000 VNĐ với xe môtô theo điểm g, khoản 1, điều 6, nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Chúc các bạn lái xe an toàn và luôn biết điều chỉnh đèn far-cos để không đem lại khó chịu cho những lái xe khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét