Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Cách để xe máy ở trong nhà an toàn

Chúng ta đều biết, khi để ô tô ở trong nhà sẽ dấy lên vấn đề báo động về sức khỏe con người do ô tô chính là nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà (indoor pollution) đáng ngại. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhiều gia đình vì diện tích nhà nhỏ hẹp nên buộc phải đưa xe máy vào trong nhà, nơi sinh hoạt. Việc làm này tuy không gây ô nhiễm nhiều như ô tô, nhưng cũng có những điểm cần lưu ý, nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Không dắt ngay xe máy vào nhà khi vừa vận hành về, mở cửa rộng cho xăng xe bay bớt là những nguyên tắc cơ bản đầu tiên.

PGS.TS Đinh Ngọc Ân, Trưởng khoa Cơ khí động lực, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên cho biết: Cũng như đối với ô tô, khói thải, khí thải và hơi nhiên liệu sống từ xe máy cũng thải các chất độc hại ra môi trường. Tuy nhiên, đối với xe máy, hàm lượng các chất này có thể thấp hơn.

Mọi người cũng thường có xu hướng dắt xe ra khỏi nhà mới nổ máy hoặc khi về thì tắt máy rồi mới dắt xe vào, trừ một số trường hợp nhà có bậc thềm cao phải nổ máy mới dắt xe lên được. Hành động tắt máy trước khi dắt vào hoặc ra khỏi là do thói quen có lợi, giảm nguy cơ ô nhiễm, ảnh hưởng chất lượng không khí trong nhà.

Ngoài ra, nên thiết kế chỗ để xe máy riêng biệt, không nằm trong không gian sinh hoạt của gia đình. Trường hợp điều kiện diện tích ở không cho phép thì cũng nên bố trí chỗ để xe máy gần cửa, nơi thông thoáng để hơi xăng, khí thải bay nhanh, loãng ra trong không khí, chứ không nên để ở nơi chật, bí khiến hơi xăng lẩn quất, không bay đi được. Có thể lắp quạt thông gió để hút không khí ô nhiễm từ trong nhà ra phía ngoài trời.

Trường hợp phải nổ máy để đưa xe vào nhà thì sau đó nên tắt máy ngay và để cửa mở một lát cho thoáng khí. Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng xe cũng là một cách tốt để tránh hiện tượng xe chảy dầu, chảy xăng ra ngoài, hoặc xăng đốt cháy không hết gây khói thải ô nhiễm.

10 thiết bị xe hơi gần bị "tuyệt chủng"

Công nghệ phát triển mạnh cũng đồng nghĩa với những trang thiết bị cũ nhanh chóng bị đào thải khỏi ngành sản xuất ôtô thế giới. Trong một vài năm nữa, có những loại trang thiết bị đã hoặc đang quen thuộc với người tiêu dùng sẽ biến mất.

Trong một vài năm nữa, có những loại trang thiết bị đã hoặc đang quen thuộc với người tiêu dùng sẽ biến mất, ví dụ như đầu đĩa CD, chìa khóa và hộp số sàn.

Hiện nay, các nhà sản xuất ôtô đang bị ép phải cân bằng giữa công nghệ và tiện ích. Mục đích của họ là giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ đồng thời giữ giá bán ở mức hợp lý nhất.

Dưới đây là danh sách 10 trang thiết bị xe hơi sẽ bị "tuyệt chủng" trong tương lai gần.

1. Đầu đĩa CD

Các loại đĩa CD hiện nay đang dần bị rơi vào quên lãng trước sự phát triển như vũ bão của điện thoại thông minh và máy nghe nhạc hiện đại. Tất nhiên, điều đó cũng chẳng khiến người tiêu dùng thế giới phải phiền lòng.

Bước vào bất kỳ một chiếc xe đời mới nào, bạn sẽ chẳng gặp khó khăn khi tìm chỗ kết nối iPhone. Bên cạnh đó, hiếm mẫu xe nào không có dàn âm thanh Bluetooth như một trang thiết bị tùy chọn. Đã qua rồi cái thời các hãng xe bắt người tiêu dùng phải trả thêm tiền để tích hợp đầu đĩa CD vào chiếc xế cưng mới mua của họ!

2. Trợ lực lái thủy lực

Trợ lực lái thủy lực truyền thống hiện cũng đang trên đường nói lời chia tay với người mua xe thế giới. Thay vào đó là loại trợ lực lái điện hiện đại hơn.

Rõ ràng, trợ lực lái điện có những ưu thế đáng kể. Đầu tiên là quá trình sản xuất bớt phức tạp, cho phép các hãng xe cắt giảm chi phí. Thêm vào đó, sự biến mất của bơm thủy lực cũng đồng nghĩa với việc cơ cấu lái không cần đến sức mạnh động cơ. Ngoài ra, các hãng xe còn dễ dàng điều chỉnh trọng lượng và lực cản của trợ lực lái điện.
Tất nhiên, nếu không có trợ lực lái thủy lực, người điều khiển sẽ khó cảm nhận rõ mặt đường bên dưới xe. Đây cũng là điều cần thiết đối với bất kỳ mẫu xe nào.

3. Các nút bấm truyền thống

Người tiêu dùng phát cuồng với màn hình cảm ứng, ít nhất là hi vọng của các nhà sản xuất. Tất nhiên, cảm giác chạm vào màn hình thay vì nhấn nút bao giờ cũng thích thú hơn.

Ngược lại, màn hình cảm ứng khiến người lái mất tập trung khi đang điều khiển xe. Trong khi đó, tính năng điều khiển bằng giọng nói vẫn chưa thực sự tiện dụng, ngay cả trên những hệ thống tốt nhất hiện nay.

Đó là còn chưa kể đến tình trạng thỉnh thoảng phản ứng chậm hoặc gặp sự cố của màn hình cảm ứng. Vì thế, người tiêu dùng vẫn đánh giá cao khi hãng Ford bổ sung nhiều nút bấm kiểu cũ cho một số mẫu xe đời mới để chỉnh những hệ thống thường xuyên phải sử dụng đến như dàn âm thanh và điều hòa.

4. Phiên bản sơ sài trang thiết bị

Cách đây vài năm, những người ít tiền có thể mua phiên bản rẻ nhất trong các dòng xe. Đổi lại, những phiên bản rẻ tiền đó không có những trang thiết bị cao cấp. Những phiên bản cấp thấp trước kia có thể chỉ đi kèm vô-lăng bằng thép, cản va không sơn màu, lốp mỏng, ghế bọc nhựa vinyl và cửa sổ chỉnh tay.

Thế nhưng, hiện nay, những phiên bản cấp thấp như thế đã không còn thịnh hành. Ngay cả phiên bản rẻ nhất của những mẫu xe bình dân cũng sở hữu kiểu dáng tươm tất và không gian nội thất đầy đủ.

5. Hộp số sàn

Hiện nay, trong ngành công nghiệp ôtô đang có dấu hiệu hồi sinh dòng xe cỡ nhỏ vốn trước đây thường xuyên được trang bị hộp số sàn. Tuy nhiên, điều đó cũng không thể cứu hộp số sàn khỏi nguy cơ "tuyệt chủng".

So với hộp số sàn, loại tự động bao giờ cũng tiết kiệm nhiên liệu hơn. Đồng thời, hộp số tự động cho phép người lái dành nhiều thời gian hơn vào những công việc khác.

6. Đèn sương mù

Bạn có nhớ lần cuối cùng mình dùng đèn sương mù trên xe theo đúng mục đích không? Có lẽ là không.
Lý do đơn giản là vì dòng xe đời mời hiện nay đã được trang bị đèn LED chiếu sáng ban ngày. Không chỉ mang đến diện mạo cao cấp cho xe, đèn LED chiếu sáng ban ngày còn đảm bảo an toàn và tầm nhìn tốt hơn.

7. Động cơ cỡ lớn

Chỉ trong một thời gian ngắn, ngành công nghiệp ôtô đã có những thay đổi đáng kể. 15 năm trước đây, những chiếc sedan cỡ trung thường được trang bị động cơ V6, sản sinh công suất tối đa khoảng 200 mã lực và tiêu tốn lượng nhiên liệu 8,71 lít/100 km xa lộ.

Đến nay, những mẫu xe cỡ trung đồ sộ và nặng nề hơn cũng sở hữu sức mạnh tương tự nhưng chỉ nhờ động cơ 4 xi-lanh. Thành quả đó là nhờ hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp và công nghệ tăng áp.
Dòng động cơ cỡ nhỏ hiện đang là ưu tiên của các nhà sản xuất ôtô. Thực tế đó cũng báo hiệu cho ngày biến mất của dòng động cơ V8 và V6.

8. Quá nhiều trang thiết bị tùy chọn

Để cắt giảm chi phí, các nhà sản xuất luôn chuẩn bị một danh sách dài những trang thiết bị tùy chọn cho người tiêu dùng. Nếu những gì cần đều có sẵn trong danh sách, bạn chỉ cần đến đại lý và mang xe về.
Trong khi đó, có những trang thiết bị mà bạn phải đặt mua từ hãng. Điều này không chỉ gây mất thời gian mà còn tốn kha khá tiền.

9. Tính năng off-road

Nếu là một người ưa thích mạo hiểm và khám phá, bạn chắc chắn sẽ tìm mua một chiếc xe có khả năng off-road tốt. Tuy nhiên, những mẫu xe như vậy ngày càng hiếm khi yêu cầu về mức tiêu thụ nhiên liệu trở nên khắt khe hơn.

10. Chìa khóa

Trong quá khứ, những chiếc chìa khóa bằng sắt đóng vai trò quan trọng đối với người dùng ôtô. Ấy vậy mà giờ đây, chúng đang dần biến mất và bị thay thế bằng các thiết bị điện tử công nghệ cao.

Mới đây, hãng Hyundai đã giới thiệu một hệ thống kết nối với điện thoại thông minh. Tương tự thẻ tín dụng và các công nghệ chia sẻ thông tin, hệ thống chỉ yêu cầu người lái chạm điện thoại vào một cái nhãn dán trên cửa kính xe.
Ngoài vấn đề an toàn, người lái còn có thể sử dụng điện thoại thông minh để khởi động xe. Người lái có thể khởi động hoặc khóa xe từ bất kỳ địa điểm nào như nhà hoặc văn phòng.

Nếu muốn mua xe, hãy quyết định ngay bây giờ!

Theo lẽ tự nhiên, chi phí sản xuất xe mới sẽ tăng lên. Theo TrueCar.com, chi phí sản xuất trung bình hiện nay rơi vào khoảng 31.000 Đô la Mỹ. So với 3 năm trước, chi phí đã tăng gần 3.000 Đô la Mỹ.

"Với công nghệ tiết kiệm nhiên liệu và chi phí sản xuất còn ở mức thấp như hiện nay, người tiêu dùng nên mua xe ngay bây giờ".

Dòng xe hơi tương lai rõ ràng sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn bây giờ. Tuy nhiên, chúng lại sở hữu giá bán cao hơn, ít nhất là theo quan điểm của các nhà phân tích ngành công nghiệp ôtô.

Một số chuyên gia phân tích, dòng xe mới hiện nay đang trên đỉnh của quá trình phát triển trong ngành công nghiệp ôtô. Nhìn chung, dòng xe hiện tại đang cân bằng giữa tính năng vận hành, mức tiêu thụ nhiên liệu và giá trị.

"Chúng ta đang ở trên đỉnh của những gì một mẫu xe thông thường có thể mang đến", ông Bill Visnic, tổng biên tập của Edmunds.com, phát biểu với tờ The Detroit Free Press. "Rất nhiều mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu mà lại sở hữu giá bán hợp túi tiền đang có mặt trên thị trường".

Doanh số bán hàng tăng trở lại sau vụ khủng hoảng trong ngành công nghiệp ôtô năm 2009 đã cho phép các nhà sản xuất có đủ tiền để đầu tư cho công nghệ mới, tiết kiệm nhiên liệu và "tăng lực". Công thức chung của các hãng xe chính là động cơ thu nhỏ, tăng áp giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.

"Chi phí sản xuất xe đang tăng lên", Sandy Stojkovski, chủ tịch hãng chiến lược ôtô Scenaria, khẳng định. "Với công nghệ tiết kiệm nhiên liệu và chi phí sản xuất còn ở mức thấp như hiện nay, người tiêu dùng nên mua xe ngay bây giờ".

Trong các phân khúc, crossover cùng sedan cỡ nhỏ và trung là những dòng xe cải thiện khả năng tiết kiệm nhiên liệu rõ rệt nhất. Cách đây vài năm, một mẫu xe crossover điển hình may mắn lắm thì sở hữu mức tiêu thụ nhiên liệu 9,8 lít/100 km xa lộ. Đến nay, chỉ còn vài mẫu crossover tiêu thụ lượng nhiên liệu hơn 7,84 lít/100 km.

Tương tự như vậy, một mẫu sedan cỡ trung sẽ đứng đầu phân khúc về khả năng tiết kiệm nhiên liệu nếu sở hữu con số 7,84 lít/100 km xa lộ trong năm 2008. Chỉ 5 năm sau, cả Mazda và Nissan đều có những mẫu sedan cỡ trung tiêu tốn lượng nhiên liệu ở mức 6,19 lít/100 km mà không cần dựa vào công nghệ đắt tiền hay hybrid phức tạp.

Ngoài sự tươi sáng hơn của nền kinh tế, người tiêu dùng còn sẵn sàng chi tiền nhờ dễ dàng vay tiền để mua xe. Thậm chí, có người tiêu dùng còn vay tiền và trả trong 8 năm để mua xe. Đây là điều không hề có trong vài năm trước đây.

Audi A7 có thể sử dụng nhiên liệu từ hydro

Theo Carscoop, có vẻ như Audi đang mất phương hướng trong việc phát triển những chiếc xe xanh, hãng đang đặt nhiều tham vọng vào những chiếc xe điện. Theo báo cáo mới nhất, Audi đã hoàn thành công đoạn thử nghiệm xe điện nhưng chưa rõ lý do tại sao chiếc R8 e-Tron lại không được sản xuất hàng loạt, cũng không được bán ra.

Hệ thống động cơ sử dụng nhiên liệu hydro dành cho Audi A7 có thể được thử nghiệm trong tháng 8 tới.

Nhiên liệu hydro luôn được nhắc tới như là sự thay thế thú vị cho hệ thống pin nhiên liệu thông thường. Loại nhiên liệu xanh này mang tới nhưng lợi thế về sức mạnh động cơ, tính sẵn có nhờ hydro được lưu trữ tự nhiên trong không khí, và hoàn toàn không phát ra khí thải mà chỉ tạo ra nước.

Theo thông tin được Tạp chí Autocar của Anh tiết lộ, Audi sẽ bắt đầu thử nghiệm hệ thống động cơ chạy bằng nhiên liệu hydro trên A7 vào tháng 8 này, tuy nhiên, đây sẽ không phải là một phiên bản sản xuất.

Trên thực tế, đây không phải nỗ lực đầu tiên của Audi nhằm phát triển công nghệ động cơ sử dụng hydro làm nhiên liệu, hãng đã từng phát triển một bản thử nghiệm chiếc Q5 vào năm 2009. Tuy nhiên, đó là hệ thống khác nhiều so với những gì Audi sắp đưa vào A7, dù hãng xe hạng sang này không cho biết chi tiết về những gì sắp được thử nghiệm.

Nhiên liệu hydro có thể đốt cháy trực tiếp trong buồng đốt, giúp tăng hiệu suất và cải thiện lượng khí thải. Hiện có một chiếc xe cũng đã trang bị công nghệ này đó là chiếc Aston Martin Rapide, chiếc xe vừa tham dự 24h Nurburgring.

Trong khi đó hãng mẹ Volkswagen đã sẵn sàng đưa XL1 vào sản xuất, chiếc xe siêu tiết kiệm nhiên liệu này sử dụng động cơ diesel-hybrid. Hãng xe lớn nhất châu Âu này còn có chiếc Jetta Hybrid sử dụng một động cơ đốt trong 1.4 lít cùng với động cơ điện.

Phát triển thành công về loại pin xe điện "siêu thọ"

Bộ Giáo dục và Nghiên cứu (BMBF) cũng như Kinh tế và Công nghệ Liên bang Đức (BMWi) đã đầu tư vốn cho dự án phát triển loại pin lithium-ion mới. Theo tờ Green Car Congress, loại pin lithium-ion mới sẽ lần đầu tiên được ứng dụng trên một mẫu xe Đức.

Các nhà khoa học Đức đến từ Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Mặt trời và Hyđrô Baden-Württemberg hay viết tắt là ZSW đã phát triển thành công một loại pin lithium-ion mới. Điểm đặc biệt của loại pin mới là có khả năng duy trì 85% dung lượng ban đầu sau 10.000 lần sạc đầy.

Như đã biết, các loại pin lithium-ion hiện đang được sử dụng cho xe điện và hybrid thường có tuổi thọ 10 năm. Bản thân hãng Honda từ lâu đã dùng loại pin niken-hyđrua kim loại thường bị "chết yểu" cho xe hybrid của mình.

Ra đời để trang bị cho xe điện đồng thời dự trữ năng lượng gió và mặt trời, loại pin lithium-ion mới có tuổi thọ lên đến hơn 25 năm, kể cả được sạc mỗi ngày. Đây là "vòng đời" dài hơn hẳn so với bất kỳ bộ phận nào trên dòng xe điện hiện nay.

Ngoài ra, loại pin lithium-ion mới còn sở hữu mật độ năng lượng 1.100 W/kg. Con số gấp 3 lần mật độ năng lượng của hầu hết các loại pin lithium-ion hiện đại.

Tuy nhiên, cũng phải mất vài năm nữa, loại pin lithium-ion "siêu thọ" mới được đưa vào sản xuất đại trà. Nếu được ứng dụng rộng rãi, loại pin mới sẽ giúp các nhà sản xuất cũng như dư luận có cái nhìn mới về tuổi thọ và độ bền trung bình của dòng xe điện.

Mercedes-Benz khoe về tính năng đỉnh cao của S-Class thế hệ mới

Các cảm biến kết hợp cùng hệ thống phanh chủ động, giúp xe xác định nguy cơ va chạm với một vật thể, người hay phương tiện khác trên đường. Ngoài ra, chúng còn cảnh báo cho người lái và tự động phanh trong một số trường hợp cần thiết.

Tính an toàn và không gian làm việc cá nhân tích hợp trên xe là những gì Mercedes-Benz muốn khoe về S-Class thế hệ mới.

Mercedes-Benz S-Class luôn là mẫu xe hàng đầu và mang những công nghệ đỉnh cao bậc nhất trong ngành công nghiệp ôtô trong nhiều thập kỷ. Sau khi ra mắt, Mercedes-Benz S-Class 2014 cũng thiết lập những xu hướng công nghệ mới.

Theo hãng Mercedes-Benz, những tính năng mới trên S-Class 2014 là “thuộc hàng công nghệ cao nhưng mục đích chính là nâng cao tính an toàn và khả năng tự lái của xe. S-Class sẽ là mẫu xe thương mại đầu tiên có thể tự lái dù chỉ trong một số tình huống nhất định".

Để chứng minh điều đó, hãng Mercedes-Benz đã công bố một đoạn video giới thiệu những tính năng đỉnh cao nhất trên S-Class thế hệ mới. Theo MotorAuthority, chiếc xe xuất hiện trong đoạn video là phiên bản châu Âu của S-Class. Tuy nhiên, phần lớn những gì có trên xe đều mang tính toàn cầu và Mỹ vẫn là thị trường trọng điểm.

Những tính năng đỉnh cao trên Mercedes-Benz S-Class thế hệ mới.
Như đã nói ở trên, các kỹ sư của Mercedes-Benz đã tập trung nhiều nhất cho tính năng an toàn trên S-Class thế hệ mới. Cụ thể, có rất nhiều cảm biến xung quanh xe. Theo hãng Mercedes-Benz, có tới 26 cảm biến được bố trí trên mỗi chiếc S-Class, giúp xe tự động giám sát mọi hướng.

Không chỉ có các tính năng an toàn, S-Class mới còn đi kèm nội thất cực kỳ tiện nghi. Xe giống như một văn phòng di động, trong đó bạn có thể làm việc và nghỉ ngơi mọi lúc, mọi nơi. Các kỹ sư của Mercedes-Benz cũng bổ sung thêm tính năng chiếu sáng theo tâm trạng của người điều khiển và ghế massage.

Mercedes-Benz S-Class 2014 sẽ bắt đầu được bán ra vào đầu mùa thu năm nay với nhiều tùy chọn khác nhau dành cho khách hàng. Trong đó, cao cấp nhất là S500 hay S550 tại thị trường Mỹ. Các phiên bản S63 AMG và S65 AMG hứa hẹn sẽ sớm được giới thiệu.

Điểm chung giữa dép Crocs và Audi

Ngành công nghiệp ô tô hiện nay sử dụng chủ yếu nhôm và những hợp chất phức tạp, chúng không thể gắn kết với nhau bằng công nghệ hàn nóng chảy thông thường . Thay vào đó, chúng được gắn lại bằng chất kết dính mà không làm mất đi sức mạnh và có thể giữ vững độ bền thậm chí ở tốc độ cao và áp lực lớn. Điều này khiến cho keo dán công nghiệp – gồm các hóa chất như loại polyolefin là thành phần chính trong giày dép Crocs và dây vợt tennis – nằm trong top đầu của danh sách vật liệu dùng trong công nghiệp sản xuất xe hơi.

Thật bất ngờ khi biết rằng thành phần chính trong giày dép Crocs mà con yêu của bạn mang nằm trong top đầu vật liệu dùng trong xe hơi cao cấp.

Thị trường keo dán ô tô hiện tại đạt mức 2.6 – 3.9 tỉ USD, chiếm ít hơn 10% thị phần chất kết dính toàn cầu. Nhưng các chuyên gia dự báo, số lượng keo trung bình sử dụng trên một chiếc xe có thể tăng lên ít nhất 1/3 trong vòng từ 5 đến 10 năm tới, so với mốc 15kg hiện nay.

Cùng giống như vật liệu bít kín có thể trám vào những khoảng trống nhỏ trong những khớp nối khác nhau của một chiếc xe, chất kết dính kết cấu bền vững hơn cũng có tác dụng gắn kết và gia cố các bộ phận chịu lực và các thành phần như cửa, bộ cản va.

Hãng nào có thể chứng minh rằng sản phẩm keo của mình mang đến đặc tính khác biệt và có thể dễ dàng tham gia vào quá trình sản xuất, sẽ đạt được lợi nhuận tốt. Các nhà cung ứng như Henkel, PPG và Atlas Copco nhờ có khả năng cung cấp loại chất kết dính có thể hấp thụ cú sốc của một vụ va chạm và giảm thiểu tiếng động phát ra, nên họ cho phép mình đẩy giá cao hơn và thu được lợi nhuận nhiều hơn. Những quy luật về khí thải nghiệm ngặt hơn tại những thị trường chính có nghĩa rằng xe hơi phải trở nên tiết kiệm nhiên liệu hơn và gây ô nhiễm ít hơn, mà trong nhiều trường hợp xe phải nhẹ hơn so với trọng lượng trung bình năm trước tới 1.400kg.

Henkel, nhà sản suất keo dính lớn nhất thế giới đã thanh lý phân nhánh keo công nghiệp đơn giản để tập trung vào các sản phẩm phức tạp hơn và chuyên dụng cho xe hơi, máy bay hay điện thoại di động. Lợi nhuận của phân nhánh công nghệ chất kết dính này đứng ở mức 16.5% trong quý đầu tiên, vượt mức lợi nhuận trung bình 14.9% của toàn bộ các phân nhánh.

Nhu cầu đặc biệt

Mặc dù thị trường bán lẻ xe hơi tại Châu Âu năm nay chứng kiến sự sụt giảm trong vòng sáu năm liên tiếp do chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ và tình trạng thất nghiệp liên tục diễn ra, doanh số bán ô tô toàn cầu có thể tăng 28% và đạt con số 102 triệu xe vào năm 2018 do sự tăng trưởng ở thị trường Châu Á và Bắc Mỹ, theo nghiên cứu của công ty HIS Automotive.

 “Chúng tôi không mua những loại keo có sẵn mà làm việc rất mật thiết với các nhà sản xuất những loại keo dính đặc biệt phức tạp” – Michael Zuern, trưởng nhóm kỹ thuật vật liệu của Merc cho biết.

Công ty Atlas Copco đến từ Thụy Điển đã tham gia vào phân khúc chất kết dính cho ô tô trong năm 2011 thông qua việc mua lại công ty của Đức SCA-Schucker. Mats Rahmstrom, trưởng nhóm kinh doanh khu vực của Industrial Technique đánh giá: “Đây là một trong những lĩnh vực sản phẩm với sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất kể từ khi nó được thúc đẩy bởi công nghệ mới với tất cả thời gian và ý tưởng mới của các hãng xe”.

Mục tiêu giảm trọng lượng

 “Thêm sức mạnh khiến cho bạn nhanh hơn trên đường thẳng, giảm trọng lượng khiến cho bạn nhanh hơn trên mọi nẻo đường” – Colin Chapman, người sáng lập hãng xe Lotus đã khẳng định. Không chỉ dừng lại trong lĩnh vực sản xuất xe đua, trọng lượng nhẹ đã trở thành xu hướng chủ đạo trong công nghiệp ô tô. Những nhà sản xuất như Alcoa mong đợi doanh số nhôm nguyên tấm sẽ gấp ba vào năm 2015 khi vật liệu thép không còn được ưa chuộng cho cửa xe, bộ cản va và đầu xy-lanh.

Bernd Mlekusch, trưởng nhóm phát triển công nghệ của Audi, cho biết sự gia tăng của vật liệu nhẹ có thể dẫn đến lượng keo dính sử dụng trên một chiếc xe Audi tăng lên đạt tới chiều dài 150 mét trong những năm tới so với 100 mét hiện nay. Một điều thú vị là lượng chất kết dính được sử dụng cho xe hơi thường được nhà sản xuất thông báo bằng chỉ số tổng chiều dài chứ không phải là trọng lượng.

Bởi chất keo dính làm tăng độ cứng của vỏ xe, chiếc xe có thể hấp thụ các va chạm mạnh tốt hơn và tiếng ồn trong xe được giảm bớt. Nó cũng khiến cho việc xử lý tốt hơn và giúp hấp thụ các tác động của một vụ tai nạn.

Mẫu sedan Cadillac CTS mới sử dụng tới 118 mét chất kết dính để tăng độ cứng hơn 40% so với mẫu xe tiền nhiệm.

Mẫu sedan CTS mới của hãng GM sử dụng 118 mét chất kết dính, hơn cả chiều dài của một sân bóng, để hỗ trợ làm cứng cáp hơn 40% so với mẫu xe tiền nhiệm. Sử dụng nhôm cho cửa ra vào cũng giúp giảm bớt 25kg trọng lượng của CTS.

Ưu và nhược điểm

Andrew Christie, quản lý sản phẩm tại phân nhánh giải pháp vật liệu của PPG tại Đức nói rằng loại keo dính làm cứng vết nứt gãy trên thị trường có thể hấp thụ năng lượng của tác động hiệu quả hơn nhiều so với loại keo tiêu chuẩn hay thậm chí mối hàn tại chỗ. Một trong những chìa khóa để sống sót sau một vụ tai nạn là cấu trúc xe có thể hứng chịu những tác động đột ngột thay cho cơ thể con người.

Nhiều bộ phận của Audi R8 được gắn với nhau bằng keo dính đặc biệt để chịu được rung động trên đường đua và sức nóng gay gắt.

Ban đầu, nhiều hãng xe đã không đủ can đảm để thừa nhận rằng một số bộ phận và chi tiết của xe cần được gắn kết bằng keo. Tuy nhiện hiện nay, nhà sản xuất ô tô và nhà cung ứng chất kết dính làm việc với các viện nghiên cứu như Viện Fraunhofer ở Đức để tìm cách lưu hóa keo ở nhiệt độ thấp và đảm bảo rằng keo sẽ được phân bố chính xác bằng rô-bốt.

Tuy nhiên, chất kết dính không hẳn đã hoàn hảo. Trong năm 2010, thương hiệu Ferrati Fiat thu hồi 1.248 chiếc xe 458 Italia sau khi xác định rằng loại keo dính đặc biệt dùng để gắn tấm chắn nhiệt bên trong khung bánh xe rất dễ bị chảy và đã gây bùng cháy một số xe. Sau đó, Ferrari đã thay thế các phần dán keo của lá chắn nhiệt bằng các đinh tán kim loại.